Kế hoạch kinh doanh là gì? 9 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong doanh nghiệp

1. Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản do các doanh nghiệp hoặc đơn vị dự án biên soạn nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư, tài trợ và phát triển trong tương lai.

Kế hoạch kinh doanh có một cấu trúc tương đối cố định, bao quát mọi khía cạnh của doanh nghiệp từ quá trình phát triển, sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị, đội ngũ quản lý, cơ cấu vốn chủ sở hữu, nhân sự, tài chính cho đến kế hoạch tài trợ.

Lý do cần lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn xa hơn trong tương lai. Nó giúp dự đoán tốc độ phát triển, khai thác triển vọng kinh doanh, tích hợp các nguồn lực, tập trung nỗ lực, khắc phục sự cố, tìm kiếm cơ hội và đưa ra các kế hoạch hành động trong tương lai.

Một số lợi ích mà kế hoạch kinh doanh mang lại:

– Giúp tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể.
– Cung cấp cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, theo dõi chặt chẽ tiến độ kinh doanh và quản lý dòng tiền hiệu quả.
– Làm thước đo để đo lường tiến độ và lợi nhuận của doanh nghiệp.
– Thu hút đầu tư trong giai đoạn đầu khởi nghiệp hoặc trong giai đoạn mở rộng và tăng trưởng kinh doanh sau này.
– Giúp nhà đầu tư thiết lập viễn cảnh dài hạn trong một môi trường kinh doanh đầy bất trắc và thích ứng được với những thay đổi khác nhau của môi trường kinh doanh.
– Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, kế hoạch kinh doanh là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi và giá trị đầu tư của doanh nghiệp.

business plan

Các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh

Đi thẳng vào vấn đề: Mô tả ý tưởng của bạn bằng ngôn ngữ thực tế, súc tích và không nên lan man dài dòng về những điều không liên quan. Bản kế hoạch rõ ràng và tập trung sẽ giữ người đọc quan tâm và không bị mất hứng thú.

Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt: Tập trung thu thập thông tin chi tiết về sản phẩm hiện có trên thị trường, tình hình cạnh tranh, thị trường tiềm năng và khách hàng tiềm năng.

Trình bày thông tin trung thực: Luôn cố gắng cung cấp thông tin chân thực, tránh phóng đại và đánh giá quá cao về doanh nghiệp.

Xác định mục tiêu đúng: Bản kế hoạch kinh doanh tốt cần có mục tiêu rõ ràng, nhất quán và thực tế, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch phù hợp với người đọc: Trình bày bằng cách rõ ràng, sáng sủa và dễ hiểu, sử dụng ngôn từ phù hợp với từng đối tượng đọc như khách hàng, đối tác, nhân viên. Bổ sung bảng từ viết tắt và thuật ngữ để giúp độc giả dễ dàng nắm bắt nội dung.

Viết và đánh giá kế hoạch kinh doanh một cách khách quan: Luôn tập trung vào giá trị mà khách hàng đem lại và lợi nhuận đầu tư, đồng thời lấy những vấn đề mà người đọc quan tâm làm điểm xuất phát. Tự đánh giá kế hoạch theo quan điểm của độc giả để cải thiện và sửa đổi khi cần thiết.

Cập nhật kế hoạch kinh doanh định kỳ: Xây dựng kế hoạch kinh doanh là quá trình liên tục. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sửa đổi kế hoạch kinh doanh hàng năm một lần hoặc theo những thay đổi lớn trong môi trường kinh doanh.

3. 9 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Tổng quan kế hoạch kinh doanh

Bước đầu tiên là giới thiệu tổng quan về kế hoạch kinh doanh để giúp khách hàng, nhà đầu tư… nắm bắt những điểm chính và cảm thấy thuyết phục. Cần nhấn mạnh:

– Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
– Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh.
– Vấn đề cần giải quyết và cách thức giải quyết.
– Các điểm nổi bật về tài chính.

business plan 1

Bước 2: Giới thiệu doanh nghiệp

– Tên pháp lý, địa chỉ kinh doanh và thông tin liên hệ.
– Tôn chỉ kinh doanh.
– Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty.
– Cơ cấu tổ chức (hồ sơ công ty, chức năng và mục tiêu của từng bộ phận, hội đồng quản trị, đội ngũ quản lý, các yếu tố hỗ trợ bên ngoài…).
– Lịch sử hoạt động và các đầu tư của công ty.
– Bản tóm tắt sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, phân phối, yếu tố rủi ro và lợi thế cạnh tranh.

Bước 3: Sản phẩm và dịch vụ

Mô tả chi tiết về sản phẩm gồm hai phần:

– Đầu tiên, thể hiện rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và giải quyết vấn đề của người dùng.
– Thứ hai, mô tả tình trạng hiện tại của sản phẩm cho các nhà đầu tư, bao gồm:
– Hình thức sản phẩm (kèm ảnh thực tế): sản phẩm hay dịch vụ là gì, cung cấp dưới hình thức nào (sản phẩm vật lý, dịch vụ chăm sóc, trang web, ứng dụng…).
– Chức năng cốt lõi: như giải trí, chăm sóc sức khỏe, mạng xã hội, giao dịch…
– Ưu điểm của sản phẩm: như tiện lợi, thẩm mỹ, giá cả hợp lý, tự nhiên… Phần này cần tối ưu hóa và giới hạn trong 1–3 trang.

Bước 4: Phân tích thị trường

– Quy mô thị trường, cấu trúc và phân loại thị trường.
– Thiết lập thị trường mục tiêu.
– Phân tích nhóm người tiêu dùng sản phẩm, phương thức tiêu dùng, thói quen và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường.
– Tình trạng thị trường sản phẩm của công ty, giai đoạn phát triển (trống, mới phát triển, tăng trưởng nhanh, đã phát triển, bão hòa), xếp hạng sản phẩm và thương hiệu.
– Dự báo xu hướng thị trường và cơ hội.

Bước 5: Phân tích đối thủ cạnh tranh

– Tính độc quyền trong ngành.
– Đánh giá thị phần của các đối thủ cạnh tranh từ góc độ phân khúc thị trường.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh chính (trực tiếp và gián tiếp): sức mạnh của công ty, tình trạng sản phẩm.
– Phân tích sản phẩm cạnh tranh: liệt kê, làm nổi bật ưu điểm, nhược điểm và sự khác biệt.

Bước 6: Chiến lược tiếp thị và bán hàng

– Tổng quan về kế hoạch tiếp thị.
– Xây dựng chiến lược bán hàng: giá cả, điểm bán hàng, dữ liệu khách hàng…
– Các kênh và phương pháp bán hàng, liên kết tiếp thị và dịch vụ hậu mãi.
– Lực lượng bán hàng và chính sách phân phối lợi ích bán hàng.
– Xúc tiến và tiếp cận thị trường.
– Các chiến lược khuyến mại chính.
– Chiến lược quảng cáo / PR, đánh giá truyền thông.

Bước 7: Quản lý hoạt động

– Phần này mô tả quá trình hoạt động thực tế của công ty kèm theo chi phí:
– Nhân sự: số lượng nhân viên, chi phí lương, thưởng…
– Vật tư & sản xuất: chi phí nhập hàng, nguyên liệu, thời gian sản xuất, vấn đề hàng tồn kho…
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị: mua hoặc thuê văn phòng, chi phí vận hành, bảo trì, thay mới máy móc, tài sản thế chấp nếu có, dự định phát triển thêm các cơ sở bán lẻ…

Bước 8: Kế hoạch tài chính

– Cung cấp thông tin chi tiết về số tiền cần đầu tư, vốn chủ sở hữu, mục đích sử dụng vốn (lương nhân viên, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, khuyến mãi…) và các đầu tư trước đó.
– Để thu hút nhà đầu tư, cần làm rõ tình hình tài chính hiện tại của công ty và dự báo việc sử dụng ngân sách trong tương lai. Cần cung cấp một số bảng, biểu như:
– Bảng doanh thu từ bán hàng.
– Bảng chi phí.
– Bảng chi phí nhân sự.
– Bảng tài sản cố định.
– Bảng cân đối kế toán.
– Lợi nhuận và thời điểm trả lời nhuận.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Phân tích các chỉ số tài chính.

Bước 9: Phụ lục

– Bao gồm các tài liệu hỗ trợ khác cho kế hoạch kinh doanh, như tài liệu ngoài lề, tài liệu mật và các tài liệu khác…

Nguồn tham khảo:

Business Plan: What It Is, What’s Included, and How to …

How To Write a Business Plan in 9 Steps (2024)

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *