Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Cơ hội việc làm ra sao
Vì sao “các gã khổng lồ” như Apple, LEGO luôn muốn chiếm lĩnh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng? Để trở thành một “ông trùm” trong lĩnh vực này, những kiến thức cần và đủ mà người học cần trang bị bao gồm những gì? Cùng tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng nhất cho những vấn đề trên đây nhé!
Logistics là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ bản chất cốt lõi của vấn đề. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nắm rõ khái niệm về logistics. Hiểu được khái niệm chính là bước đầu tiên để có được chìa khóa thành công, mở ra một miền kiến thức mới, giúp người học có nền tảng kiến thức vững chắc, tạo bước đệm để chinh phục những kiến thức mới mẻ và nâng cao hơn.
Có rất nhiều cách để định nghĩa về logistics, ví dụ:
– Theo định nghĩa của Hội đồng chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng Hoa Kỳ: “Logistics là một phần trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp. Đó là tập hợp của những công việc: hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ, thông tin từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.”
– Theo Điều 233 bộ Luật Thương mại 2005: “Logistics được xem là một hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
– Theo định nghĩa của APICS: “Logistics là nghệ thuật và khoa học của việc thu thập, sản xuất và phân phối nguyên liệu và sản phẩm ở vị trí thích hợp và với số lượng thích hợp.”
Chức năng logistics đề cập đến khía cạnh vật lý của quản lý kênh. Bất kể loại hình nhà phân phối nào, logistics đều thực hiện ba chức năng trọng tâm: lưu trữ và quản lý hàng tồn kho, vận chuyển hàng tồn kho từ nhà cung cấp qua kênh phân phối, và giao hàng cho người dùng cuối, thực hiện các tiện ích về địa điểm và thời gian đã xác định trong chiến lược thị trường của công ty.
Các chức năng logistics có thể được phân thành:
– Chiến lược so với hoạt động: Trước đây, logistics được coi là một hoạt động nghiệp vụ thuần túy với tầm quan trọng chiến lược tối thiểu. Ngược lại, trong môi trường kinh doanh ngày nay, các công ty thành công ngày càng nhận ra logistics cung cấp cho công ty một lợi thế cạnh tranh khác biệt và phải có một vị trí chiến lược bên cạnh marketing, sản xuất và tài chính.
– Tập trung so với phân tán: Các chức năng logistics có thể được quản lý từ một địa điểm tập trung, hoặc phân quyền trên toàn bộ kênh phân phối. Trong hệ thống tập trung, các hoạt động thường chỉ được thực hiện tại một cơ sở của công ty. Các công ty sử dụng mô hình này khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô trong vận chuyển và lưu trữ, xử lý đơn đặt hàng và hệ thống thông tin bằng cách quản lý chúng từ một vị trí trung tâm. Trong hệ thống phân tán, các hoạt động được thực hiện độc lập bởi các địa điểm kênh khác nhau, cung cấp một bộ sản phẩm đa dạng cho một thị trường không đồng nhất. Cấu trúc phân tán thường định vị các dịch vụ hậu cần gần với khách hàng.
Đơn giản hơn, logistics là việc doanh nghiệp cần thực hiện tất cả những hoạt động liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ đầu chuỗi cung ứng (nơi sản xuất) đến cuối chuỗi cung ứng (khách hàng) một cách thuận lợi nhất nhằm tối ưu chi phí.
Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của các hoạt động logistics và sản xuất nhằm tối ưu chi phí cung ứng sản phẩm ra thị trường cho các doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, kiểm soát và giám sát hoạt động chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo ra giá trị, xây dựng kiến trúc cạnh tranh vững mạnh, thúc đẩy sự tăng trưởng vận chuyển toàn cầu, đồng bộ cung cầu và đo kết quả.
Như vậy, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Đây là một hoạt động dây chuyền, là một mạng lưới kết nối tất cả các hoạt động tham gia vào quá trình sản xuất nhằm cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất. Nói cách khác, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo vòng đời của một sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt tối ưu.
Mối quan hệ giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng, cho rằng chúng là một và giống nhau. Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận mối quan hệ tương quan giữa chúng.
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả các hoạt động của logistics, là một hệ thống từ sản xuất nguyên liệu thô đến sản phẩm hoàn thiện và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics là một thành tố quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi và tối ưu chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.
Logistics là một công cụ chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng, mang lại nhiều tiện ích cho chuỗi cung ứng như:
Tiện ích hình thức (Form Utility):
– Tăng giá trị cho sản phẩm thông qua các quy trình sản xuất và lắp ráp.
– Một số chức năng logistics như lắp ráp theo yêu cầu khách hàng (postponement), phân tách đơn hàng (bulk breaking), và phân loại sản phẩm (product assortment) tăng giá trị hình thức.
Tiện ích về nơi chốn (Place Utility):
– Logistics mang lại tiện ích về vị trí bằng cách vận chuyển hàng hóa từ điểm sản xuất, qua kênh phân phối, đến điểm giao hàng cuối cùng cho khách hàng.
Tiện ích về thời gian (Time Utility):
– Logistics cung cấp tiện ích về thời gian bằng cách đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và giao cho khách hàng khi họ cần.
– Điều này đạt được thông qua việc duy trì tồn kho phù hợp, có vị trí chiến lược về hàng hóa và dịch vụ, và vận chuyển hiệu quả.
Tiện ích về số lượng (Quantity Utility):
– Logistics đảm bảo tiện ích về số lượng bằng cách đáp ứng đúng số lượng hàng hóa mà khách hàng yêu cầu.
– Thông qua việc có số lượng sản phẩm đúng, logistics đảm bảo không có tình trạng hết hàng (stock out) ở các điểm quyết định trong kênh phân phối.
Những lý do bạn nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Trong số hàng trăm ngành học khác nhau hiện nay, logistics đã nổi lên như một hiện tượng, làm bùng nổ thị trường kinh tế và nhu cầu chọn ngành học. Những lý do dưới đây sẽ thuyết phục bạn rằng lựa chọn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một quyết định “không thể chính xác hơn” trong nền kinh tế phát triển như hiện nay.
Bước đệm quan trọng cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường
Nước ta đang hướng đến nền kinh tế hội nhập toàn cầu, mở rộng xuất khẩu hàng hóa để nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong bối cảnh này, vai trò của logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đề cao, đảm bảo hàng hóa lưu thông liền mạch và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò là mắt xích quan trọng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hàng hóa và người dùng, doanh nghiệp và xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Nhu cầu tìm hiểu về logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng cao, chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của ngành này với sinh viên.
Nhu cầu nguồn nhân lực lớn
Việt Nam hiện có số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đứng thứ 4 trong ASEAN. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chỉ mới đáp ứng 40% nhu cầu. Các doanh nghiệp cần thêm khoảng 200.000 lao động, con số này dự đoán sẽ tăng lên khi nền kinh tế mở rộng hội nhập. Vì thế, cơ hội việc làm trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn rộng mở cho các bạn trẻ.
Cơ hội việc làm đa dạng
Ngành logistics yêu cầu sự di chuyển nhiều, với những chuyến công tác xa hoặc ở nước ngoài, mang lại cơ hội tìm hiểu, học hỏi mô hình kinh doanh từ các nước khác. Người học có thể lựa chọn các vị trí như:
– Kỹ sư hoạch định sản xuất, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng, kỹ sư logistics.
– Nhân viên dịch vụ vận tải, logistics tại các cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.
– Chuyên viên lập kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, quản lý kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải.
– Trưởng nhóm hoặc trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường.
– Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính.
Nhiều doanh nghiệp thực tập
Hiện nay, nước ta có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm và thực hành thực tế.
Mức lương hấp dẫn
Nhờ mức lương hấp dẫn và tính chất công việc thú vị, người trong ngành logistics thường hài lòng và muốn gắn bó lâu dài với nghề.
Mức lương ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cụ thể như thế nào? Có cao như lời đồn
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay. Cơ hội việc làm tại mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực khác nhau với quy mô từ nhỏ, vừa đến lớn. Đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia tuyển ứng viên với mức thu nhập cao và nhiều chính sách đãi ngộ như Samsung, Panasonic, Unilever, Canon, Huyndai,…
Hiện nay có hơn 1500 doanh nghiệp đã hoạt động trong lĩnh vực và dự báo con số sẽ không ngừng tăng trưởng. Theo nhu cầu nguồn nhân lực là 310.000 – 330.000 việc làm mỗi năm trong đó nhu cầu ngành Logistics chiếm tỉ trọng đến 5% (Kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025).
Mức lương ở vị trí này đối với sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm dao động từ 5 – 9 triệu đồng. Mức lương sẽ tăng dần qua các năm dựa theo kinh nghiệm của bạn . Đối với những cán bộ nhân viên ở vị trí cấp cao và trường phòng mức lương dao động từ 9 – 13 triệu đồng. Có những doanh nghiệp chi trả 15 -23 triệu ở cấp bật quản lý thậm chí tại các tập đoàn lớn còn sẵn sàng chi trả mức lương từ 80 – 100 triệu ở cấp bậc này.
Mức lương hấp dẫn của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì?
Khi hiểu về logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì, người học cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng như: toán học, thống kê và tư duy phân tích; hiểu biết về khoa học công nghệ; nắm rõ cơ chế hoạt động của chuỗi cung ứng; cơ sở quản lý kinh doanh; hoạt động vận hành và kinh tế của doanh nghiệp.
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, người học cần có những kỹ năng mềm thiết yếu như: kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả; biết cách ứng phó và xử lý tình huống; lập kế hoạch; quản lý xung đột; xây dựng niềm tin và trách nhiệm; kỹ năng giao tiếp; tư duy sáng tạo,…
Ngoài ra, trong ngành này, người học nếu có những tố chất sau đây sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn:
– Tư duy sáng tạo, đổi mới, thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.
– Thành thạo ngoại ngữ, tin học là một lợi thế cạnh tranh.
– Năng động, có tinh thần trách nhiệm cao.
– Có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc hợp lý.
– Có tố chất quản lý đội nhóm.
– Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày và giải quyết vấn đề.
Tố chất của người làm quản lý chuỗi cung ứng
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?
Chắc hẳn, sẽ không ít người thắc mắc, vậy những vị trí việc làm phù hợp với ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Như đã phân tích trên đây, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học có tính thực tiễn cao, sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có vô vàn cơ hội việc làm ở các vị trí khác nhau như:
– Nhân viên/chuyên viên hoạch định sản xuất.
– Nhân viên thu mua.
– Chuyên viên kiểm kê, thống kế.
– Nhân viên quản lý kho, quản lý hàng hóa dự trữ.
– Điều phối viên trong vận tải, trong sản xuất.
– Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.
Đây là những vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, rất phù hợp cho những bạn trẻ mới ra trường có thể thử sức. Còn đối với những vị trí như quản lý, giám đốc,… thì có đòi hỏi cao hơn về chuyên môn, trình độ và năng lực.