Phát triển chiến lược kiểm toán nội bộ như thế nào?
Phát triển chiến lược kiểm toán nội bộ như thế nào?
Bất kỳ sự thành công của doanh nghiệp hoặc tổ chức nào cũng bắt đầu với chiến lược có thể truyền thông dễ dàng, tạo giá trị gia tăng, có sự tập trung, sự thông suốt, được xác định rõ ràng. Chiến lược bổ trợ cho tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, mục tiêu của tổ chức. Nếu không có 1 chiến lược như vậy, doanh nghiệp sẽ giống như con thuyền trôi không bánh lái trên biển. Con thuyền bị ảnh hưởng bởi những lực tác động bên ngoài như dòng chảy, sóng, và gió (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan luật pháp), và lực bên trong của nó như thủy thủ đoàn, kích thước, và sự phức tạp (ban quản lý, tổ chức, cấu trúc, quy trình, v.v.). Con thuyền không bánh lái bị dẫn dắt bởi môi trường và nhiều thứ khác, mà không bao giờ cập bến. Bài viết dưới đây, FMIT giới thiệu các thành phần nền tảng để hình thành nên chiến lược kiểm toán nội bộ. Chi tiết chương trình có thể tìm hiểu tại các khóa học chuyên sâu về theo chuẩn quốc tế IIA tại FMIT.
Tương tự như vậy cho bộ phận kiểm toán nội bộ. Mỗi chức năng kiểm toán nội bộ thành công đều bắt đầu với 1 chiến lược. Giống như vị thuyền trưởng, CAE cần phải dự tính 1 chương trình (thiết lập 1 chiến lược và nhận ra các mục đích và mục tiêu) và giám sát và điều chỉnh liên tục tất cả các lực bên trong và ngoài nhằm đạt cập được bến. Đấy là việc nghĩ đến kế hoạch chiến lược và quản lý cẩn thận quy trình để hiện thực và quản lý chiến lược đó.
Các yêu cầu chiến lược của chức năng kiểm toán nội bộ có thể đến từ 2 nguồn: sự mong đợi từ các bên liên quan chính và sự chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ. Đến lượt nó, những thứ này thiết lập sự kỳ vọng đối với tính chất hành vi, mối quan hệ, và việc sử dụng các công cụ quản trị chiến lược của CAE.
Sự kỳ vọng chiến lược chính của chức năng kiểm toán nội bộ là:
- Nâng cao và bảo vệ giá trị của tổ chức
- Kiểm toán tập trung vào mục tiêu, trên cơ sở rủi ro, định hướng cho phát triển.
Sự kỳ vọng của CAE là:
- Lãnh đạo, định hướng kinh doanh, và ý kiến tốt
- Tư duy tinh thần doanh nghiệp, chủ động, quan hệ hợp tác, truyền thông hiệu quả, công bằng, khách quan, và chính trực
- Hỗ trợ, tạo động lực, phát triển, và thách thức nhân viên kiểm toán nội bộ
Chiến lược kiểm toán nội bộ ảnh hưởng bởi 3 phần:
Số 1 – kỳ vọng bên liên quan: Phân tích kỳ vọng giá trị của bên liên quan chính (như là hội đồng và quản lý cấp cao, người nhận dịch vụ kiểm toán, lớp thứ 2 của mô hình bảo vệ, nhân viên kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài, và luật pháp) và tóm tắt nhân tố giá trị chính của sự kỳ vòng của các bên liên quan.
Số 2 – Kỳ vọng chuyên môn kiểm toán nội bộ: Khám phá sứ mệnh kiểm toán nội bộ, rà soát nguyên tắc cốt lõi của thực hành nghề nghiệp kiểm toán nội bộ, phân rã định nghĩa kiểm toán nội bộ thành các thành phần chính, và tóm tắt chỉ số giá trị chính của sự kỳ vọng nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
Số 3 – Mô tả các thuộc tính và các mối quan hệ của CAE đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì chiến lược tạo giá trị, rà soát các công cụ chiến lược của CAE để cho phép và quản lý việc hiện thực chiến lược thành công, và tóm tắt chỉ số giá trị chính của sự kỳ vọng CAE.
Các bên liên quan có thể được phân thành 3 nhóm:
- Hội đồng và quản lý cấp cao
- Các bên liên quan nội bộ khác (người nhận dịch vụ kiểm toán, lớp số 2, nhân viên kiểm toán nội bộ)
- Các bên liên quan bên ngoài (kiểm toán độc lập, và cơ quan chính phủ)
Mỗi bên liên quan đều kỳ vọng về giá trị, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng phải tạo ra sự kỳ vọng này. Giá trị này có thể được xác định là sự đóng góp giá trị riêng biệt, và chiến lược kiểm toán nội bộ có thể giải quyết sự kỳ vọng của hội đồng và quản lý cấp cao về chức năng kiểm toán nội bộ trong việc đóng góp giá trị khách hàng. Các bên liên quan khác cũng kỳ vọng vào giá trị từ kiểm toán nội bộ, lớp thứ 2, nhân viên kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập. Các bên liên quan khác, ví dụ, luật pháp, có thể có những kỳ vọng khác yêu cầu những giá trị riêng biệt khác. CAE thể hiện kiến thức doanh nghiệp bằng cách điều chỉnh giá trị của bộ phận kiểm toán nội bộ với quan điểm giá trị của các bên liên quan.
Sự kỳ vọng các bên liên quan: Hội đồng và quản lý cấp cao
Đối với hội đồng và quản lý cấp cao, giá trị của bộ phận kiểm toán nội bộ được xác định bởi 2 nhân tố: giá trị được tạo ra và chi phí của việc tạo ra giá trị đó. Tăng giá trị nghĩa là tạo ra lợi ích cao hơn chi phí để tạo ra lợi ích đó. Sự khác biệt càng lớn giữa 2 thứ đó, giá trị gia tăng càng cao. Chi phí dễ đánh giá và vì thế luôn luôn được giám sát. Trong khi ngược lại, giá trị của kết quả kiểm toán thường khó đánh giá. CAE phải tập trung vào giá trị trong khi quản lý chi phí tối ưu. Hội đồng và ban quản lý có sự kỳ vọng với sự tôn trọng về giá trị, nguồn lực, chi phí, và quy trình của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Kỳ vọng giá trị
Trọng tâm về giá trị của bộ phận kiểm toán nội bộ nằm ở nhiệm vụ (đảm bảo, tư vấn, và kiến thức) để hỗ trợ hội đồng và quản lý cấp cao trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Điều này yêu cầu bộ phận kiểm toán nội bộ trước tiên phải hiểu các tổ chức tạo giá trị thông qua các hoạt động của nó. Sau đó phải tập trung vào các nội dung theo sự quan tâm của hội đồng và quản lý cấp cao, theo nghĩa tầm quan trọng về mục tiêu về hồ sơ rủi ro, để đạt được các chiến lược và mục tiêu chung của tổ chức. Hiểu những gì tổ chức thực hiện để tạo ra giá trị gọi là kiến thức về doanh nghiệp. Giá trị kiểm toán nội bộ được chuyển giao bằng các nhận ra các cải tiến trong quy trình quản trị của hội đồng và quản lý và trong quản trị rủi ro và các quy trình kiểm soát của lớp 1 và lớp 2. Tuy nhiên, tạo ra giá trị chỉ hoàn thành khi bộ phận kiểm toán nội bộ theo sát viện hiện thực hiện quản của ban quản lý trên những cải tiến đã đồng thuận này.
Khẩu vị rủi ro của tổ chức có sự ảnh hưởng lớn đến sự kỳ vọng giá trị này. Nó xác định ra mức độ rủi ro chấp nhận. Bộ phận kiểm toán nội bộ tạo ra giá trị bằng các giúp tổ chức giảm rủi ro đến mức nằm trong khẩu vị rủi ro. Khẩu vị rủi ro tổ chức ảnh hưởng:
- Các chủ đề được bao gồm trong kế hoạch kiểm toán
- Mức độ trọng yêu của 1 rủi ro
- Mức độ chấp nhận rủi ro còn lại
- Mức độ giảm thiểu rủi ro được yêu cầu
CAE phải hiểu thông suốt về triết lý quản trị rủi ro của tổ chức và tích hợp những kỳ vọng này vào chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Kỳ vọng về nguồn lực
Hội đồng và quản lý cấp cao kỳ vọng CAE hiện thực chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ với nguồn lực phù hợp. Điều này liên quan đến số lượng và chất lượng của nguồn lực nhân sự kiểm toán, bao gồm sự sẵn sàng, kỹ năng, và kinh nghiệm. Nguồn lực nhân sự kiểm toán nội bộ có thể bên trong, cùng cộng tác, hoặc là thuê ngoài. Những nguồn lực là phù hợp khi họ đạt được tính bao phủ về tư vấn và đảm bảo về các mục tiêu của tổ chức và hồ sơ rủi ro phù hợp với khẩu vị của hội đồng.
Kỳ vọng về chi phí
Hội đồng và quản lý cấp cao kỳ vọng CAE quản lý về chi phí và nguồn lực của bộ phận kiểm toán nội bộ một các hiệu quả và kinh tế. Điều này đạt được bởi:
- Tối ưu chi phí của nhân sự kiểm toán nội bộ như là: tổ chức bộ phận với quy mô phù hợp, tối ưu chi phí đi lại, tăng hiệu quả kế hoạch, tối ưu chi phí dịch vụ mua sắm.
- Tối ưu chi phí triển khai kiểm toán, ví dụ: tăng hiệu quả kiểm toán nội bộ; tăng chuẩn hóa các quy trình; tăng việc sử dụng các công cụ kiểm toán tự động;
Sự kỳ vọng quy trình
Sự kỳ vọng quy trình của hội đồng và quản lý cấp cao liên quan đến bộ phận kiểm toán nội bộ:
- Hiệu quả và hiệu lực
- Tự động hóa và chuẩn hóa
- Ứng dụng các thông lệ hàng đầu
- Chuyên nghiệp đáp ứng tiêu của IIA và các thông lệ
- Phối hợp với các đối tác đảm bảo khác
Sự kỳ vọng các bên liên quan: người nhận dịch vụ kiểm toán lớp 2, và nhân viên kiểm toán nội bộ Sự kỳ vọng của hội đồng và quản lý cấp cao tạo ra giá trị khách hàng của bộ phận kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, không chỉ những người liên quan này ảnh hưởng chiến lược. Bộ phận nhận dịch vụ kiểm toán nội bộ, lớp 2, và nhân viên kiểm toán nội bộ cũng có những sự kỳ vọng.
Sự kỳ vọng của bộ phận nhận dịch vụ kiểm toán nội bộ
Bộ phận nhận dịch vụ kiểm toán nội bộ có những kỳ vọng đặc biệt. Trong thực tế, kỳ vọng của họ khác nhau tùy và quan điểm của họ, kinh nghiệm quá khứ, và bộ phận kiểm toán nội bộ. Họ tạo ra giá trị từ việc nhận các giá trị gia tăng tương thích với kỳ vọng của hội đồng và quản lý cấp cao.
Bộ phận nhận dịch vụ kiểm toán nội bộ, cần chú trọng rằng công việc kiểm toán không làm dừng hoạt động của họ và công việc kiểm toán là hợp lý với quy mô của họ. Họ thấy giá trị cao trong năng lực của họ được rà soát và chú thích trong báo cáo kiểm toán sơ bộ trước khi được gửi lên quản lý cấp cao của họ. Nói chung, người nhận dịch vụ kiểm toán nội bộ kỳ vọng báo cáo kiểm toán sử dụng những từ tích cực và công bằng, xem xét tình huống, không hủy hoại uy tín của họ với quản lý cấp cao. Những kỳ vọng này là cơ sở trên nguyên tắc được đối xử công bằng, tôn trọng, và tin cậy.
Sự kỳ vọng của lớp 2
Lớp 2 bao gồm các bộ phận có những trách nhiệm quản lý rủi ro kỹ thuật hoặc cụ thể. Điều này đặt họ và 1 vị trí thiết lập ra các tiêu chuẩn, chính sách, và thủ tục, và duy trì sự giám sát hoạt động lớp 1. Thiết lập tiêu chuẩn, giám sát thường liên quan đến rủi ro trọng yếu bao gồm trong các hoạt động của quản lý. Ví dụ, bộ phận quản lý rủi ro, tuân thủ, pháp lý, an toàn sức khỏe có những sự kỳ vọng cụ thể về bộ phận kiểm toán nội bộ. Lớp 2 có 3 sự kỳ vọng:
- Sự phối hợp hoạt động đảm bảo để tránh những sự trùng lặp hoặc là thiếu sót trong phạm vi rủi ro
- Sự cộng tác trong việc giám sát tuân thủ của quản lý với chính sách và thủ tục
- Sự hỗ trợ công việc của họ trong việc thiết kế và xây dựng tiêu chuẩn, chính sách, và thủ tục.
Sự kỳ vọng của nhân viên kiểm toán nội bộ
Các nhân viên kiểm toán nội bộ có những kỳ vọng rõ ràng. Họ tạo ra giá trị từ việc thực hiện các công việc thách thức mang lại ý nghĩa trong việc đóng góp vào mục tiêu của bộ phận kiểm toán nội bộ và tổ chức. Họ kỳ vọng trách nhiệm và sự tự chủ trong thực hiện công việc của họ và có được các công cụ và kiến thức cần thiết để thành công. Nhân viên kiểm toán nội bộ kỳ vọng sự hỗ trợ từ quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc phân các nhiệm vụ thách thức. Điều này cho phép họ phát triển và tăng kinh nghiệm cá nhân, trách nhiệm và kỹ năng. Họ cũng muốn trở thành 1 phần của nhóm chuyên nghiệp với sự tương tác xã hội tích cực trong khi được đối xử công bằng, tôn trọng, đạo đức, và tin tưởng. Chia sẻ về sự thành công trong công việc của họ, nhận được lương công bằng, và đánh giá cao và ghi nhận sự đóng góp của họ tạo ra giá trị cho mỗi thành viên của kiểm toán nội bộ.
Kỳ vọng của kiểm toán độc lập và luật pháp
Các bên liên quan bên ngoài cũng ảnh hưởng chiến lược. Kiểm toán độc lập đưa ra kỳ vọng của họ đối với bộ phận kiểm toán nội bộ. Phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề, CAE nên đánh giá kỳ vọng giá trị của bên liên quan bên ngoài khác, ví dụ, luật pháp. Sự kỳ vọng của kiểm toán độc lập phụ thuộc chính và việc nhận thông tin ảnh hưởng đến chiến lược đảm bảo của báo cáo tài chính và việc hiện thực. Những thông tin như vậy liên quan đến tác động tài chính của rủi ro và điểm yếu của quản lý rủi ro, kiểm soát, quản trị, và tuân thủ của tổ chức. Thông sự phối hợp với bộ phận kiểm toán nội bộ, họ có thể nhận các phạm vị về đảm bảo báo cáo tài chính cho các hoạt động hoặc chủ đề trong hoặc ngoài phạm vi công việc của họ.
Trong một số ngành cụ thể, ví dụ, dịch vụ tài chính, cơ quan luật pháp kỳ vọng bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp cho họ những giám sát với những phương diện tuân thủ luật pháp cụ thể trong các hoạt động quản lý. Những sự kỳ vọng này ảnh hưởng đến phạm vi công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ và sự tập trung và công tác đảm bảo.
Sự kỳ vọng của các bên liên quan quan trọng đưa ra nền tảng thứ 1 cho chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ. Hội đồng và quản lý cấp cao có những kỳ vọng rõ ràng rằng bộ phận kiểm toán nội bộ giúp họ đạt được các mục tiêu của họ. Điều này yêu cầu CAE thiết lập và giám sát trong bộ phận kiểm toán nội bộ về:
- Tập trung vào mục tiêu chính và hồ sơ rủi ro
- Các quy trình để nhận diện rủi ro trọng yếu ngăn cản việc đạt được mục tiêu này
- Truyền thông để đồng thuận về những cải tiến trong quy trình quản trị của hội đồng, quản lý, lớp 1 và 2, và quy trình kiểm soát
- Theo dõi các quy trình để rà soát việc hiện thực đầy đủ của quản lý về các cải tiến đã thống nhất
Hội đồng và quản lý cấp cao kỳ vọng bộ phận kiểm toán nội bộ có nguồn lực phù hợp, bao gồm chi phí kiểm toán, và duy trì các quy trình kiểm toán hiệu quả và đầy đủ.
Người nhận dịch vụ kiểm toán, lớp 2, nhân viên kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, và các bên liên quan khác có những kỳ vọng của họ về giá trị tạo ra bởi bộ phận kiểm toán nội bộ. CAE bị thách thức trong việc cân bằng và đáp ứng sự kỳ vọng của tất cả các bên liên quan.
Nền tảng thứ 2 là sự kỳ vọng vào sự chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ. Sự kỳ vọng này được diễn tả trong các thành phần bắt buộc của IPPF. Chiến lược kiểm toán nội bộ phải bao gồm hoặc đặt trên nền tảng 5 thành phần bắt buộc sau:
- Sứ mệnh của kiểm toán nội bộ
- Nguyên tắc cốt lõi của thực hành về kiểm toán nội bộ
- Định nghĩa về kiểm toán nội bộ
- Quy tắc đạo đức
- Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nghề kiểm toán nội bộ
Sứ mệnh của kiểm toán nội bộ chỉ ra những gì bộ phận kiểm toán nội bộ mong muốn thực hiện trong 1 tổ chức. Nguyên tắc cốt lõi cho thực hành nghề của kiểm toán xác định ra 10 tính chất làm cho bộ phận kiểm toán nội bộ đầy đủ. Định nghĩa về kiểm toán nội bộ giải thích chi tiết về sứ mệnh và những gì chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ và hiện thực nó sẽ tạo ra. Quy tắc đạo đức nói về nguyên tắc và những hành vi mong muốn của cá nhân và tổ chức trong ứng xử của kiểm toán nội bộ. Tiêu chuẩn cho ra 1 khung để thực hiện và thúc đẩy phạm vi rộng lớn về dịch vụ kiểm toán tạo giá trị gia tăng và thiết lập cơ sở cho việc đánh giá kết quả của kiểm toán nội bộ.
Các thành phần bắt buộc của IPPF cho ra hướng dẫn về nghề nghiệp và là nguồn quan trọng cho việc xác định chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ. Sự kỳ vọng vào chuyên môn kiểm toán nội bộ cho ra 1 nền tảng mạnh mẽ đối với CAE và sự thành công của bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc tạo ra giá trị.
Sứ mệnh của kiểm toán nội bộ
Sứ mệnh của kiểm toán nội bộ theo IIA phát biểu mục tiêu của hoạt động kiểm toán nội bộ: “để nâng cao và bảo vệ giá trị tổ chức bằng cách cung cấp đảm bảo, tư vấn, và nhận định khách quan, dựa trên rủi ro”.
Phát biểu sứ mệnh ngầm chỉ rằng bộ phận kiểm toán nội bộ phải tăng giá trị, và bảo vệ giá trị đang có, của tổ chức. Giá trị này được chi tiết hơn trong định nghĩa của kiểm toán nội bộ.
IIA kỳ vọng rằng bộ phận kiểm toán nội bộ là khách quan và trên cơ sở rủi ro. Sự kỳ vọng trên cơ sở rủi ro phù hợp trực tiếp với sự kỳ vọng của các bên liên quan chính và được dựa trên nguyên tắc mà nguồn lực kiểm toán nội bộ phải được phân bổ đến các hoạt động tổ chức này với rủi ro cao nhất làm hủy hoại giá trị. Trong cách như vậy, sự kỳ vọng trên cơ sở rủi ro hỗ trợ mục tiêu bảo vệ giá trị. Yêu cầu phải khách quan được tìm thấy trong tất cả các kỳ vọng của bên liên quan, nghề nghiệp kiểm toán nội bộ, và thuộc tính của CAE. Khách quan là 1 trong những nhân tố thành công chiến lược chính của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Hoạt động kiểm toán nội bộ có 3 trọng tâm chính: đảm bảo, tư vấn, và cái nhìn sâu sắc. Đảm bảo thường là trong tâm chính. Bộ phận kiểm toán nội bộ đưa ra sự đảm bảo đến các bên liên quan chính rằng quản lý:
- Có triển khai các hoạt động phù hợp để đạt được mục tiêu
- Đang quản lý phù hợp các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu
- Đã đồng ý hiện thực những yêu cầu quản lý rủi ro hơn nữa và đánh giá cải tiến
Phương pháp đảm bảo này là dựa vào kỳ vọng có được tập trung vào khách quan, dựa trên rủi ro, và theo hướng cải tiến.
Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể cung cấp việc tư vấn trong nhiều cách. Phương pháp chính thức thường thấy là thông qua các chương trình tư vấn. Đưa ra ý kiến sâu sắc có thể đạt được trong nhiều cách, ví dụ, thông qua: các báo cáo đảm bảo, báo cáo chương trình tư vấn, tham gia trong với ủy ban, cuộc họp, thuyết trình, emails, báo cáo hội đồng, và báo cáo tiến độ.
Các nguyên tắc cốt lõi của thực hành kiểm toán nội bộ
Các nguyên tắc cốt lõi của IIA về thực hành nghề nghiệp kiểm toán nội bộ kỳ vọng rằng bộ phận kiểm toán nội bộ:
- Thể hiện sự chính trực
- Thể hiện năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp
- Khách quan và tự do khỏi những ảnh hưởng (độc lập)
- Phù hợp với chiến lược, mục tiêu, và rủi ro của tổ chức
- Có vị trí phù hợp và nguồn lực đầy đủ
- Thể hiện được chất lượng và cải tiến liên tục
- Truyền thông hiệu quả
- Đưa ra sự đảm bảo trên cơ sở rủi ro
- Có cách nhìn sâu sắc, chủ động, và tập trung hướng tương lai
- Thúc đẩy cải tiến tổ chức
Những nguyên tắc cốt lõi này chỉ ra những sự kỳ vọng của tổ chức, hành vi, và chiến lược trọng điểm và những thứ này có thể trùng lắp với sự kỳ vọng của 4 thành phần khác của IPPF.
Định nghĩa kiểm toán nội bộ
IIA định nghĩa kiểm toán nội bộ nói đến mục đích cơ bản, bản chất, và phạm vi của kiểm toán nội bộ: “Kiểm toán là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế để tăng giá trị và cải tiến các hoạt động của tổ chức. Nó giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng cách tiếp cận nguyên tắc, hệ thống để đánh giá và cải tiến sự đầy đủ của quản lý rủi ro, kiểm soát, và quy trình quản trị”.
Các thành phần chiến lược trong định nghĩa giải thích quan điểm về nhân tố tạo giá trị của kiểm toán nội bộ, bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ phải tăng giá trị cho tổ chức bằng cách giúp nó đạt được các mục tiêu thông qua hiện thực các hoạt động của nó. Các thành phần chiến lược trong định nghĩa là: tăng giá trị, cải tiến hoạt động, và giúp đạt được mục tiêu. 3 thành phần này có 1 thứ tự logic. Bộ phận kiểm toán nội bộ tăng giá trị tổ chức khi nó đóng góp vào cải tiến hoạt động của tổ chức, kết quả là các hoạt động này hỗ trợ để đạt được mục tiêu. Nói cách khác, bộ phận kiểm toán nội bộ phải tập trung khách quan, trên cơ sở rủi ro , và định hướng cải tiến.
Thông qua định nghĩa, kiểm toán nội bộ rõ ràng phù hợp với sự tập trung chiến lược với bộ phận kiểm toán nội bộ với sự kỳ vọng của bên liên quan chính. Tăng giá trị là nền tảng từ đó toàn bộ hoạt động kiểm toán nội bộ phải xây dựng trên đó. Nó là trọng tâm của chiến lược.
Định nghĩa kiểm toán nội bộ chỉ ra rằng bộ phận kiểm toán nội bộ phải được tổ chức theo cách độc lập, khách quan, và có thể cung cấp dịch vụ đảm bảo và tư vấn. Độc lập chỉ đến sự độc lập về tổ chức được phản ánh trong báo cáo trực tiếp với hội đồng. Khách quan là đặc tính hành vi mô tả trạng thái tư duy của CAE và các kiểm toán nội bộ. Khách quan yêu cầu hoạt động kiểm toán nội bộ phải được thực hiện trên cơ sở sự thật và tự do khỏi các phán xét, xung đột lợi ích, ý kiến cá nhân của CAE và kiểm toán nội bộ.
Khả năng đưa ra dịch vụ đảm bảo và tư vấn yêu cầu bộ phận kiểm toán nội bộ phải có đủ quyền, nguồn lực phù hợp, và trách nhiệm rõ ràng. Hội đồng phải cung cấp 3 điều kiện này. Nguồn lực kiểm toán nội bộ là đầy đủ khi bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ số lượng và chất lượng nguồn lực (nội bộ, cộng tác, thuê ngoài) để đạt được sự bao phủ về mục tiêu của tổ chức và hồ sơ rủi ro, phù hợp với khẩu vị rủi ro của tổ chức. Các trách nhiệm xác định ra phạm vi kiểm toán nội bộ và xác lập ranh giới cho vai trò của họ.
Quy tắc đạo đức
Mục đích của quy tắc đạo đức là để thúc đẩy văn hóa đạo đức trong nghề kiểm toán. Nó đưa ra quy tắc ứng xử mô tả hành vi được mong đợi của CAE và kiểm toán viên nội bộ:
- Chính trực
- Khách quan
- Bảo mật
- Năng lực
Những sự kỳ vọng hành vi này hình thành nên nguyên tắc nền tảng và chiến lược kiểm toán nội phận phải dựa vào. Chính trực tạo ra niềm tin và đưa ra cơ sở cho bên liên quan tin tưởng vào nhận định của CAE và kiểm toán nội bộ. Khách quan yêu cầu kiểm toán nội bộ phải thực hiện sự đánh giá cân bằng tất cả bối cảnh liên quan và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân hoặc người khác trong việc hình thành các chủ kiến. Bảo mật bảo vệ việc sử dụng thông tin nhất quán với giá trị và quyền sở hữu, nghĩa là các bên liên quan có thể tin rằng bộ phận kiểm toán nội bộ không tiết lộ thông tin mà không đúng thẩm quyền. Năng lực liên quan đến sự kỳ vọng chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ mà CAE và kiểm toán nội bộ sở hữu và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm cần thiết trong thực hiện dịch vụ của họ.
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là 1 bộ các yêu cầu bắt buộc, dựa trên cơ sở nguyên tắc giúp hình thành sự kỳ vọng chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ cho:
- Thực hành nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ
- Đánh giá về sự đầy đủ của thực hiện kiểm toán nội bộ
Tiêu chuẩn đưa ra hướng dẫn cho việc hiện thực chiến lược kiểm toán nội bộ tao giá trị. Nó hướng dẫn về các thành phần hoạt động, tổ chức, và hành vi của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn cho vị trí tổ chức và nguồn lực của bộ phận kiểm toán nội bộ là nhất quán với kỳ vọng của bên liên quan chính – hội đồng. Ví dụ, những sự kỳ vọng như vậy kết quả là bộ phận kiểm toán nội bộ có:
- Vai trò rõ ràng trong quản trị tổ chức và khung quản lý rủi ro
- Báo cáo chức năng trực tiếp với hội đồng
- Chỗ ngồi cùng bàn với quản lý cấp cao
- Trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo của tổ chức
- Phối hợp với các đơn vị đảm bảo khác trong lớp số 2
- Đủ nguồn lực kiểm toán về số lượng và chất lượng để hiện thực kế hoạch kiểm toán nội bộ theo hướng cải tiến, dựa trên nền tảng rủi ro, tập trung vào mục tiêu.
Các nguyên tắc của tiêu chuẩn liên quan đến tính chất hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ điều chỉnh các hoạt động kiểm toán với sự kỳ vọng của các bên liên quan chính. Phương pháp phải được dựa trên các quy trình và thủ tục hệ thống và vận dụng nhất quán. Điều này chỉ ra rằng việc sử dụng các thực hành hàng đầu về kiểm toán nội bộ, khung, công nghệ, và công việc để nâng cao sự trưởng thành trong năng lực kiểm toán nội bộ về kỹ năng cần thiết để tạo ra các dịch vụ.
Việc đánh giá và cải tiến sự đầy đủ các quy trình của tổ chức là trọng tâm cốt lõi của chiến lược kiểm toán nội bộ. Với tập trung chính là quản lý rủi ro, kiểm soát, và quản trị của tổ chức. Cải tiến hoạt động chỉ đến việc nâng cao sự đầy đủ, hiệu quả, và kinh tế của các quy trình tổ chức phải dẫn đến việc đạt các mục tiêu. Điều này phải được hiểu ở nghĩa rộng. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải bao phủ tất cả các phương diện hoạt động của tổ chức để cung cấp được đóng góp lớn vào việc đạt được mục tiêu tổng thể và những nơi mà hồ sơ rủi ro liên quan cảnh báo việc tập trung. Giúp đạt được mục tiêu chỉ đến sự tập trung vào tương lai, cũng như chỉ đến giá trị có thể tạo ra bằng cách rà soát các mục tiêu mà chưa hiện thực được. Vẫn có những phần thưởng xứng đáng trọng việc rà soát mức độ đạt được mục tiêu trong quá khứ, đánh giá mức độ hiện thực, và nhận ra bài học kinh nghiệm cho sử dụng trong tương lai.
Kỳ vọng vào sự chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ theo IIA bao gồm sứ mệnh, nguyên tắc cốt lõi, định nghĩa kiểm toán nội bộ, quy tắc ứng xử, và tiêu chuẩn đưa ra nền tảng số 2 cho chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ. Chúng định nghĩa ra giá trị cho các bên liên quan từ quan điểm của kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp. Đáp ứng nhất quán với yêu cầu hoạt động, hành vi, tổ chức, chiến lược của sự chuyên nghiệp trong kiểm toán nội bộ đưa ra 1 nền tảng vững chắc cho sự thành công của bộ phận kiểm toán nội bộ. Nó sẽ tạo ra được tín nhiệm, sự công nhận, và uy tín tốt. Thách thức là điều chỉnh khái niệm hoạt động và chiến lược vào trong thực tế của doanh nghiệp và tổ chức.
Nền tảng số 3 của chiến lược bộ phận kiểm toán nội bộ là thuộc tính và công cụ của CAE. Nền tảng này có 3 phần:
- Phương diện hành vi của CAE cho phép định nghĩa và hiện thực hành công chiến lược tạo giá trị
- Các quan hệ với các bên liên quan chính để tìm kiếm sự hỗ trợ và củng cố việc hiện thực chiến lược bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Việc sử dụng công cụ quản lý chiến lược để giám sát và quản lý giá trị tạo ra bởi bộ phận kiểm toán nội bộ.
Sự kỳ vọng của CAE mô tả những gì cần có để thiết lập, hiện thực, và tạo ra chiến lược bộ phận kiểm toán nội bộ. Đặc biệt, tính cách và hành vi đóng vai trò quan trọng kế bên mối quan hệ và việc sử dụng các công cụ hiện thực chiến lược.
Đặc điểm hành vi
2 nền tảng đầu của chiến lược bộ phận kiểm toán nội bộ (bên liên quan, sự chuyên nghiệp) đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho sự kỳ vọng vào thái độ hành vi của CAE. Sự kỳ vọng này liên quan đến khả năng lãnh đạo, kiến thức doanh nghiệp, định hướng kinh doanh, và chủ kiến.
Lãnh đạo
Trong nhiều tổ chức, CAE và bộ phận kiểm toán nội bộ có vị trí tự chủ tương đối như là 1 trong những trụ cột chính của quản trị tổ chức của hội đồng và khung quản lý rủi ro. Sự tự chủ cao tương đối này gia tăng một phương diện về yêu cầu lãnh đạo cho CAE, cần phải:
- Tự bắt đầu (tự chủ) và chủ động trong việc tạo ra định hướng chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ
- Tư duy chiến lược và tinh thần doanh nghiệp về giá trị dịch vụ kiểm toán để tăng giá trị cho doanh nghiệp
- Quản lý mối quan hệ để có được sự hỗ trợ của các bên liên quan chính trong việc định nghĩa và hiện thực thành công các dịch vụ kiểm toán tạo giá trị gia tăng
- Tham gia đầy đủ và tích hợp vào trong bàn họp của quản lý cấp cao để cho phép một dòng chảy nhất quán về thông tin kịp thời và liên quan về doanh nghiệp và sự phát triển của nó.
- Phục vụ hội đồng và cấp điều hành của tổ chức và được kỳ vọng có các thuộc tính của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp này.
- Truyền thông hiệu quả và thuyết phục, hỗ trợ cho các sáng kiến đổi mới và tiến bộ để tạo giá trị cho tổ chức, và man đến phương pháp tiếp cận theo hướng giải pháp vào bàn họp.
- Chuyển đổi chiến lược của bộ phận kiểm toán nội bộ thành những kế hoạch cụ thể và hành động để hướng dẫn nhóm kiểm toán nội bộ
Kiến thức doanh nghiệp và định hướng kinh doanh Khi hội đồng và quản lý cấp cao thảo luận sự tác động kinh doanh về điểm yếu trong quản lý rủi ro, kiểm soát, và quy trình quản trị, họ kỳ vọng CAE có tầm nhìn chung và tập trung vào các vấn đề ngăn khả năng đạt mục tiêu của tổ chức. CAE cần hiểu mối quan tâm kinh doanh của tổ chức, rủi ro kinh doanh, và định hướng chiến lược. Họ phải suy nghĩ và nói cùng ngôn ngữ kinh doanh cũng như hội đồng và quản lý cấp cao. Sự tác động kinh doanh luôn được chuyển thành các con số tài chính, CAE phải hiểu ngôn ngữ tài chính và nói ngôn ngữ tài chính của tổ chức. Họ phải tích hợp, vào trong 1 phương pháp định hướng kinh doanh chung, và trách nhiệm bảo vệ giá trị với sự tập trung và gia tăng giá trị.
Chủ kiến
Về nguyên tắc tất cả các hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ là trên cơ sở sự thật. Chiến lược kiểm toán nội bộ, việc hiện thực, công việc kiểm toán không nên được diễn dịch. Sự thật đưa ra nền tảng quan trọng cho toàn bộ công việc kiểm toán nội bộ. CAE vẫn phải sở hữu quan điểm cá nhân tốt. Quan điểm cá nhân được yêu cầu cho xử lý các tình huống không rõ trắng hoặc đen, trong đó không có đúng và sai, yêu cầu diễn dịch về sự thật về kết luận, mức độ đánh giá, giảm thiểu rủi ro, mức độ rủi ro còn lại, và khẩu vị rủi ro. Điều này yêu cầu CAE phải nhận thức rộng mở. Hệ thống về quản trị, rủi ro, và kiểm soát phát triển trong tổ chức theo thời gian. Những gì thành công trong quá khứ có thể không hoạt động – và có lẽ không phải lỗi của ai. Công việc kiểm toán trong tổ chức càng ở mức cao (ví dụ, tham gia hiện thực chiến lược), thì kỹ năng về kinh doanh, ý kiến, và chuyên môn càng yêu cầu. CAE phải đảm bảo nhóm cung cấp những dịch vụ này ở mức độ năng lực cấp cao hơn về ý kiến chuyên gia. Sự kỳ vọng vào CAE là ý kiến này không có xung đột lợi ích và chủ quan cá nhân, nó phải khách quan, công bằng, và đạo đức, và xem xét tầm quan trọng các nhân tố.
Mối quan hệ
CAE phải xây dựng và duy trì mối quan hệ mạnh với các bên liên quan chính. Những mối quan hệ này là nhân tố thành công quan trọng để thiết lập và hiện thực chiến lược bộ phận kiểm toán nội bộ tương thích với sự kỳ vọng của bên liên quan chính và yêu cầu chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ. Các quan hệ chính với CAE ngoài bộ phận kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Hội đồng
- CEO, CFO
- Quản lý cấp cao khác
- Các chứng năng lớp 2
- Kiểm toán độc lập
Tùy vào ngành và tổ chức, các quan hệ khác, ví du, luật, có thể rất quan trọng.
Quan hệ với hội đồng
Trong nhiều tổ chức, quan hệ CAE với hội động được kết nối thông quan chủ tịch của ủy ban kiểm toán hoặc chủ tịch của hội đồng. Vì người này đại diện cho người giám sát trực tiếp trong quan hệ báo cáo, nên mối quan hệ là cực kỳ quan trọng. Với vai trò không phải quản lý điều hành, chủ tịch sẽ kỳ vọng CAE sẽ là cung cấp thông tin và kỳ vọng hỗ trợ trong việc giám sát công việc của ban quản lý để hiện thực các sáng chiến chiến lược được phê duyệt bởi hội đồng. Trong nhiều trường hợp, hội đồng không có điều hành này sẽ hỗ trợ bộ phận kiểm toán nội bộ như được yêu cầu trong quản trị công ty. CAE phải có những nỗ lực cụ thể để đẩy mạnh mối quan hệ này bằng cách xây dựng 1 quan hệ cá nhân, chính thức hoặc không chính thức, và tạo ra lợi ích song phương từ việc thành công của bộ phận kiểm toán nội bộ. Việc tạo ra giá trị với hội đồng là 1 trong những nhân tố chính đảm bảo sự hỗ trợ. Điều này yêu cầu CAE phải có khả năng suy nghĩ và nói ở cấp độ hội đồng và có sáng kiến để chỉ ra các chủ đề và quan tâm chính của hội đồng. Sự chủ động và tinh thần doanh nghiệp của CAE là các lực dẫn dắt chính đằng sau mối quan hệ này.
Quan hệ với CEO và CFO
Trong nhiều tổ chức, CEO và CFO nổi bật trong mối quan hệ của họ với CAE. Họ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ về sự đầy đủ của bộ phận kiểm toán nội bộ. Chất lượng của sự hỗ trợ của họ có thể tạo ra hoặc phá hủy chiến lược kiểm toán và sự hiện thực nó. Xây dựng và duy trì quan hệ thống đẹp với những điều hành này là điều kiện chính để thành công. Hiểu về sự kỳ vọng của họ, giải quyết được mối quan tâm của họ, xem xét quản điểm và vấn đề ưu tiên, cập nhận thông tin với họ, vận hành các chủ đề với họ trước khi chỉ ra với hội đồng, nói ngôn ngữ của họ, và có cách tiếp cận không bất ngờ là nền tảng cho quan hệ hỗ trợ.
Quan hệ với quản lý cấp cao khác
Các quan hệ với quản lý cấp cao khác thường liên quan đến nhóm lãnh đạo của đơn vị kinh doanh, phòng ban, vùng, thương hiệu, dòng sản phẩm. Các nguyên tắc hỗ trợ như vậy được dùng để áp dụng cho CEO và CFO cũng được áp dụng cho các điều hành này. CAE cần phải xây và duy trì quan hệ tốt đẹp để có được sự hỗ trợ cho công việc kiểm toán được triển khai trong lĩnh vực của họ. Điều này yêu cầu cách tiếp cận không bất ngờ, sự tham gia của họ trong thiết lập độ ưu tiên cho công việc kiểm toán, và thảo luận về kế quả kiểm toán sơ bộ, v.v.
Quan hệ với lớp 2
Sự hiện thực hiệu quả về chiến lược bộ phận kiểm toán nội bộ yêu cầu được chấp nhận bởi, và hỗ trợ, và tương tác chặt chẽ với các bộ phận trong lớp 2. Điều này bao gồm:
- Tuân thủ
- Quản lý rủi ro
- Kiểm soát
- Pháp lý
- Thuế
- Báo cáo tài chính và kế toán tài chính
- Phòng quản lý dự án PMO
- Nhân sự
- Chất lượng
- An toàn thông tin
- Những phòng ban khác có vai trò tập trung đặc biệt vào giải quyết những rủi ro riêng biệt của tổ chức và hệ thống kiểm soát
Bản chất của những mối quan hệ này phải là 1 trong những lợi ích song phương. Những hoạt động và kỹ năng của họ có thể trùng lắp với dịch vụ đảm bảo và tư vấn của kiểm toán nội bộ. Điều này đòi hỏi phải chia sẻ báo cáo, các vấn đề và quan điểm, và phối hợp các chủ đề, phạm vi, và ưu tiên trong kế hoạch kiểm toán nội bộ và chương trình kiểm toán nội bộ.
Quan hệ với kiểm toán độc lập
Trong nhiều tổ chức, cả kiểm toán độc lập và bộ phận kiểm toán nội bộ đều có báo cáo trực tiếp với hội đồng. Điều này kích khởi tự động sự kỳ vọng của hội đồng rang 2 sự đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của họ. Bản chất của mối quan hệ này phải là lợi ích song phương. Điều này yêu cầu chia sẻ báo cáo kiểm toán nội bộ và thư quản lý, sự phối hợp trong chiến lược đảm bảo đến tránh những thiết sót lớn hoặc trùng lặp trong công việc.