Quản lý nhân sự là gì? Các kỹ năng thiết khi quản lý nhân sự

Nhiều người cho rằng, công việc quản lý nhân sự khá dễ dàng, không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Để nâng cao hiệu suất công việc, đòi hỏi nhà quản lý cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, đặc biệt là kỹ năng quan sát, điều hành, tổ chức và nhiều tố chất khác. Ở bài viết hôm nay, Viện FMIT sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực này thông qua các nội dung: khái niệm, vai trò, chức năng, kỹ năng,… Cùng tìm hiểu nhé!

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự, hay còn gọi là quản lý nguồn nhân sự, là quá trình tìm kiếm, khai thác, quản lý, đào tạo và sử dụng nguồn lực con người một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cung cấp nhân lực với số lượng và chất lượng phù hợp cho tổ chức.

Human Resource Management d0ad8eeb6f

Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Trong khi công nghệ ngày càng phát triển và các thiết bị hiện đại thay thế lao động thủ công, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Máy móc không thể thay thế hoàn toàn vai trò quản lý và điều khiển của con người. Do đó, vai trò của nhà quản lý nhân sự là vô cùng quan trọng trong môi trường kinh doanh.

Chức năng của nhà quản lý nhân sự

1. Tuyển dụng ứng viên có tố chất phù hợp công việc: Quản lý nhân sự phải tiến hành tuyển dụng thông qua các quy trình cụ thể và lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc cần tuyển. Việc này quyết định đến sự thành công của hoạt động doanh nghiệp.

2. Quản lý hiệu suất công việc: Đánh giá và theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua việc đánh giá KPIs (Chỉ số hiệu quả công việc) trong từng giai đoạn (tuần, tháng, quý, năm), từ đó đề xuất các cải tiến và giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn.

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Cung cấp đào tạo về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và phần mềm để cải thiện hiệu suất làm việc và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

4. Quản lý dự trữ nhân lực: Dự trữ và quản lý nhân lực để đối phó với tình huống nhân viên nghỉ việc đột ngột, đảm bảo không thiếu hụt nhân sự và không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của doanh nghiệp.

5. Quản lý công bằng về quyền lợi và phúc lợi: Đảm bảo các chế độ và quyền lợi công bằng cho nhân viên, bao gồm cả lương thưởng, là yếu tố quan trọng đối với sự trung thành và cống hiến của nhân viên.

6. Nắm bắt và cập nhật thông tin về nguồn lực: Theo dõi và cập nhật thông tin về nguồn lực nhân sự trong tổ chức, nhằm nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên, từ đó đưa ra các phương án cải tiến phù hợp.

7. Phân tích và đánh giá dữ liệu nhân sự: Sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích để hỗ trợ quản lý thông tin và đánh giá hiệu suất của nhân viên, giúp quản lý nhà nước đưa ra các quyết định có căn cứ.

Thông qua việc thực hiện các chức năng này, nhà quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một lực lượng lao động hiệu quả và cống hiến cho tổ chức.

Human Resource Management

Quản lý nhân sự cần những kỹ năng gì?

Để có thể quản lý hiệu quả toàn bộ nhân sự của một doanh nghiệp, bên cạnh các tổ chất như nhạy bén, trách nhiệm, nhiệt huyết,… thì nhà quản lý cũng cần trang bị rất nhiều kỹ năng mềm khác.

Các kỹ năng quản lý nhân sự cần có

Chuyên môn chính của một nhà quản lý nhân sự là dự báo nhu cầu và hoạch định nguồn nhân lực, mô tả công việc cụ thể và lên kế hoạch bài bản trước khi phỏng vấn, tìm kiếm ứng viên tiềm năng.

Bạn cần thông thạo các kỹ năng nhân sự như: thiết lập chiến lược quản lý nhân sự, lên kế hoạch quản lý, định hướng phát triển, thiết lập bộ máy tổ chức, tuyển dụng đào tạo hợp lý, thông tin chi tiết về lương thưởng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

Tố chất cần có của người làm quản lý nhân sự chính là khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn lực đầy đủ cho doanh nghiệp, không để tình trạng thiếu hụt nhân sự xảy ra. Ngoài ra, phẩm chất quan trọng của nhà quản lý nhân sự đó chính là sự tận tâm, công bằng và tinh thần trách nhiệm cao.

Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những hành trang quan trọng giúp quản lý nhân sự làm việc hiệu quả hơn. Nhà quản lý sẽ giúp kết nối tập thể, ứng xử khéo léo để nhân viên có môi trường làm việc thoải mái, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ khi nhân viên cần.

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với nhà quản lý nhân sự. Đây sẽ là cầu nối trung gian giúp giải quyết mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *