Quản trị chiến lược có ý nghĩa và vai trò gì trong doanh nghiệp?

Quản trị chiến lược có vai trò quan trọng hàng đầu trong bất kỳ tổ chức nào. Chiến lược giúp tổ chức giải quyết các vấn đề thách thức nhất của tổ chức bằng các tập trung nguồn lực có trọng tâm, lựa chọn những vấn đề và cơ hội ưu tiên nhất, đổi mới mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, cải tiến các hoạt động của tổ chức, tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì và tạo ra các giá trị phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Vậy quản trị chiến lược là gì? Vì sao doanh nghiệp cần quản trị chiến lược. Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết hôm nay nhé!

Quản Trị Chiến Lược là gì?

Chiến lược đặt ra định hướng tổng thể cho doanh nghiệp và các bộ phận nhằm đạt được trạng thái mong muốn trong tương lai.

Quản trị chiến lược là một hệ thống các biện pháp và phương pháp được thực hiện bài bản, sử dụng các công cụ hiện đại để phân tích chính xác, tạo ra các chiến lược khả thi và điều chỉnh hệ thống hỗ trợ nhằm triển khai chiến lược thành công.

Quản trị chiến lược là việc liên kết giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động, hệ thống thông tin và quản trị sự thay đổi. Trong đó, chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất, khởi đầu cho kế hoạch và định hướng phát triển cho các chiến lược khác.

strategic management 1

Tại Sao Doanh Nghiệp Phải Thực Hiện Quản Trị Chiến Lược?

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng và sự cạnh tranh gay gắt, thách thức lớn cho các nhà quản trị là làm sao để sản phẩm và dịch vụ của mình được nhiều người biết đến và có vị thế vững chắc trên thị trường. Đây là lúc quản trị chiến lược trở nên đặc biệt quan trọng.

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp có con đường hiệu quả để đạt được các mục tiêu. Chiến lược giúp hoàn thiện hệ thống quản trị, và nếu doanh nghiệp chưa có khung chiến lược và mô hình quản lý hoạt động chặt chẽ, công việc sẽ phát sinh mà không có kế hoạch hoạch định trước. Điều này làm giảm khả năng thay đổi và thích ứng với thị trường, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại dài hạn của doanh nghiệp.

Lợi Ích của Quản Trị Chiến Lược

– Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Quản trị chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh bằng cách giúp doanh nghiệp luôn chủ động, thích ứng và có chiến lược phù hợp với thay đổi của thị trường.
– Giúp dễ dàng đạt được mục tiêu: Mục tiêu có kế hoạch và các bước thực hiện rõ ràng giúp doanh nghiệp đi đúng hướng ban đầu.
– Giúp tăng trưởng bền vững: Quản trị chiến lược chứng minh rằng nó giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trưởng hiệu quả và có thể kiểm soát được.
– Mang lại sự gắn kết cho tổ chức: Để đạt được mục tiêu đề ra, các cá nhân trong tổ chức phải phối hợp tốt. Tổ chức có các thành viên cùng hướng đến mục tiêu sẽ dễ hoàn thành mục tiêu đó hơn.
– Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý: Quản trị chiến lược là nhìn về tương lai của doanh nghiệp. Nếu các nhà quản lý thực hiện điều này nhất quán, họ sẽ nhận thức rõ hơn về các xu hướng và thách thức của ngành, từ đó chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với thách thức tương lai.

Thực hiện quản trị chiến lược là bước cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đạt được các mục tiêu đã đề ra và duy trì sự cạnh tranh bền vững trên thị trường.

strategic management 2

Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn, sứ mệnh và xác định chính xác mục tiêu của mình. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp dự báo được xu hướng biến đổi của thị trường, xác định những nhiệm vụ cần thiết để có thể thích ứng linh hoạt với thị trường và đạt được hiệu quả tốt.

Quản trị chiến lược hiệu quả còn là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá nhu cầu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp. 

Bên cạnh đó, thông qua quản trị chiến lược, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đưa ra các quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội tiềm năng và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro bất ngờ. Nếu doanh nghiệp có thể đưa ra một chiến lược mới và trở thành người tiên phong trong một lĩnh vực, đây là cơ hội để doanh nghiệp tạo sự khác biệt và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Các cấp quản lý chiến lược

Thông thường, đối với một doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh, cấp quản lý sẽ chia làm 3 cấp.

Cấp quản trị này bao gồm – nhà quản trị chiến lược chính, các nhà quản trị cấp cao khác, ban giám đốc và các nhân sự cấp công ty. 

Tổng giám đốc có vai trò giám sát sự phát triển của chiến lược, bao gồm các hoạt động: xác định sứ mệnh, tầm nhìn, phân bổ nguồn lực, chỉ đạo thực hiện,… Cùng với đó, các bộ phận liên quan khác có nhiệm vụ theo dõi, đảm bảo chiến lược công ty đang thực hiện có tính khả thi và phù hợp với việc cực đại hóa giá trị của các cổ đông.

Cấp đơn vị kinh doanh bao gồm: trưởng các đơn vị kinh doanh cùng nhân sự của các đơn vị này. Quản trị chiến lược chính ở cấp này là trưởng các đơn vị. Nhiệm vụ của họ là triển khai các mục tiêu lớn từ cấp quản trị công ty thành chiến lược cụ thể của từng đơn vị kinh doanh. 

Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp chức năng là chịu trách nhiệm cho các hoạt động cụ thể trong một đơn vị kinh doanh như: bộ phận nhân sự, vận hàng, marketing,… Ở cấp này, nhà quản trị thực thi các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược mà nhà quản trị cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh đề ra.

Quy Trình Triển Khai Quản Trị Chiến Lược

Quản trị chiến lược được triển khai qua bốn giai đoạn chính:

1. Phân Tích Tình Hình

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sử dụng các mô hình phân tích về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp và môi trường (PESTLE) để dự đoán các sự kiện tương lai. Sự tham gia của các chuyên gia là cần thiết để phân tích rõ ràng các cơ hội, thách thức và hệ quả tiềm năng, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

2. Xác Định Sứ Mệnh và Tầm Nhìn

Doanh nghiệp cần xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, thiết lập các mục tiêu và đề ra các chiến lược, chính sách phù hợp. Quá trình này đòi hỏi nhà quản trị có trình độ chuyên môn cao, nắm rõ xu hướng và sự biến động của thị trường để đưa ra các chiến lược đúng đắn với mục tiêu doanh nghiệp.

3. Triển Khai Chiến Lược

Giai đoạn này bao gồm lập các chương trình hành động, sử dụng ngân sách hợp lý và tuân thủ quy trình thực hiện. Các bộ phận trong doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

4. Theo Dõi và Đánh Giá

Doanh nghiệp cần theo dõi tiến trình công việc để đánh giá hiệu suất thực hiện và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại giúp xử lý thông tin an toàn và hiệu quả hơn.

Các Công Cụ Phục Vụ Hoạch Định Chiến Lược Trong Kinh Doanh

Hoạch định chiến lược là việc phân tích môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu chiến lược và lựa chọn phương án thực hiện chiến lược. Các công cụ như BCG, SWOT, BSC hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định đúng đắn đích đến và đo lường mức độ thành công của chiến lược.

# Ma Trận BCG

Ma trận BCG tập trung vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, giúp đánh giá lợi thế cạnh tranh và tiềm lực phát triển của sản phẩm, dịch vụ. Cấu trúc của BCG gồm 4 phần:

– Dấu chấm hỏi: Nhóm sản phẩm có tiềm năng phát triển cao. Nếu được đầu tư, có thể trở thành ngôi sao.
– Ngôi sao: Nhóm sản phẩm có sự tăng trưởng mạnh, thị phần lớn, sức cạnh tranh cao, nhiều cơ hội phát triển.
– Bò sữa: Nhóm sản phẩm có sự tăng trưởng thấp nhưng thị phần cao, có khả năng sinh lợi nhưng ít cơ hội phát triển.
– Chó mực: Nhóm sản phẩm có sự cạnh tranh yếu, thị phần thấp, tốc độ tăng trưởng chậm. Doanh nghiệp không nên đầu tư vào nhóm này để tránh tổn thất.

# Ma Trận SWOT

Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp hiểu rõ bản thân, xác định điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats). Việc phân tích chi tiết mô hình này giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và đối phó với thách thức. Điều này giúp đưa ra các chiến lược phù hợp với nguồn lực và xu hướng thị trường.

Mô hình SWOT trong hoạch định chiến lược

Công cụ BSC ( Balanced Scorecard) còn được gọi là thẻ cân bằng điểm. Công cụ này hỗ trợ doanh nghiệp định hướng, thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả hoạt động dựa trên 4 khía cạnh: 

– Tài chính: Thước đo tài chính bao gồm các yếu tố như: chi phí cố định, lợi tức đầu tư, lợi nhuận, doanh thu,…

– Khách hàng: Dựa vào sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả chiến lược, nhận biết những vấn đề cần cải thiện. 

Quá trình hoạt động nội bộ: Doanh nghiệp theo dõi tốc độ tăng trưởng, số lao động gắn bó lâu dài, thời gian xử lý các tác vụ,… để biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang ổn định hay đang xuống dốc. 

Học tập và phát triển: Đào tạo và định hướng tư duy giúp nhân sự làm việc hiệu quả hơn với xu thế thay đổi của thị trường là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh. 

Mô hình BSC trong hoạch định chiến lược

Quản trị chiến lược có đơn giản không?

Quản trị chiến lược là quá trình mà qua đó các nhà quản lý thực hiện các nỗ lực để đảm bảo sự thích ứng lâu dài của tổ chức với môi trường của nó. Quản trị chiến lược không phải là một quá trình đơn giản; nó phức tạp.

Sự phức tạp của nó có thể chủ yếu là do 3 lý do:

– Quản lý chiến lược liên quan đến việc đưa ra các quyết định về tương lai. Tương lai là không chắc chắn. Một người quản lý không thể chắc chắn về tương lai. Do đó, quản lý chiến lược liên quan đến mức độ không chắc chắn cao.

– Các nhà quản lý ở các bộ phận khác nhau trong một tổ chức có những ưu tiên khác nhau. Họ phải đạt được một thỏa thuận để đảm bảo một cách tiếp cận tích hợp. Quản lý chiến lược cần một cách tiếp cận tổng hợp, điều này rất khó đạt được.

– Quản lý chiến lược liên quan đến những thay đổi lớn trong tổ chức. Nó liên quan đến những thay đổi trong văn hóa tổ chức, lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, hệ thống khen thưởng, v.v … Tất cả những điều này làm cho việc quản lý chiến lược trở nên phức tạp.

Trên đây đã chia sẻ những thông tin hữu ích về quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, mong rằng sẽ giúp cho các doanh nghiệp hình thành được hệ thống quản trị chặt chẽ và nhất quán.

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *