Trưởng kiểm toán nội bộ (CAE) và những kỹ năng cần thiết

Trưởng kiểm toán nội bộ (CAE) và những kỹ năng cần thiết

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nơi mà những trọng tâm về quản trị (governance), (risk management), và kiểm soát (control) ngày càng được chú trọng, thì việc bổ nhiệm vai trò Trưởng (CAE) là một công việc quan trọng cho bất kỳ tổ chức nào. Hoạt động này thuộc về nhiệm vụ chính của hội đồng (board) trong tổ chức. CAE sẽ phải tương tác mạnh mẽ với quản lý cấp cao (senior management) và hội đồng (board) và vì thế cần phải có tính cách và kỹ năng phù hợp cho vị trí này.

Vai trò duy nhất của Trưởng kiểm toán nội bộ trong tổ chức yêu cầu tính chất độc lập và khách hàng trong khi phải thể hiện năng lực với đối tác trong tổ chức để tăng giá trị cho các hoạt động. Tính độc lập và khách quan là nền tảng của CAE vì họ phải đối diện với những vấn đề khó khăn với cả quản lý cấp cao và hội đồng. Để đạt được sự tin cậy, CAE phải thực hiện việc báo cáo các vấn đề khó khăn lên cấp phù hợp để đảm bảo chúng được xử lý 1 cách thích hợp. Hơn nữa, CAE phải thể hiện những tính cách về chính trực (integrity), tò mò tìm hiểu (intellectual curiostity), và khả năng tập trung và chất lượng của chương trình kiểm toán. Những kỹ năng chính của CAE bao gồm kỹ năng chuyên môn, kinh doanh, giao tiếp, và quản lý con người.

Khi tuyển dụng CAE, hội đồng và quản lý cấp cao sẽ tìm kiếm những cá nhân có đủ cả kỹ năng quản lý (management skills) và kỹ năng lãnh đạo (leadership skills). Trong khi kiến thức kiểm toán nội bộ vững, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm tại thời điểm bổ nhiệm có thể là ưu thế, thì chúng có thể không phải là yêu cầu nếu tập hợp các nhân viên kiểm toán đã có đủ kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ theo các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối với CAEs, việc thể hiện sự hiểu biết vững vàng về vai trò và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, khung IPPF, kỹ năng chuyên môn kiểm toán và có chứng chỉ CIA sẽ là 1 được khuyến khích. Các thuộc tính cá nhân và chuyên môn quan trọng được mô tả chi tiết trong mô tả công việc và làm rõ quan hệ báo cáo với hội đồng và quản lý cấp cao. Hội đồng cũng có thể yêu cầu gặp ứng viên CAE trước khi ra quyết định tuyển dụng.

Tính độc lập khách quan

  • CAE phải vừa là đối tác của quản lý cấp cao trong việc giám sát môi trường hoạt động và đạo đức của tổ chức và vừa là chuyên gia độc lập và khách quan trong việc đánh giá kết quả công việc của ban quản lý thay mặt hội đồng quản trị.
  • CAE phải cân bằng 2 trách nhiệm này và có thái độ không thiên vị và đánh giá công bằng trong mọi hoàn cảnh. Khả năng lắng nghe với tinh cần cởi mở, sự chính trực vững vàng trước áp lực sẽ cho phép CAE báo cáo hội đồng và quản lý cấp cao dựa trên chứng cứ (evidence-based), kết quả khách quan về công việc kiểm toán được thực hiện.
  • CAE thể hiện tính khách quan trong hành động và cung cấp các báo cáo hoặc trình bày rõ ràng, đầy đủ, và không thiên vị.
  • CAE truyền thông các vấn đề một cách chính xác và kịp thời, ngay cả khi có ý kiến trái chiều hoặc xung đột
  • CAE đưa ra quan điểm cân bằng về các chủ đề như rủi ro tổ chức và thiệt hại và có thể duy trì các vị trí trong cuộc họp ngay cả khi trái ngược ý kiến với số đông và ý kiến áp lực.
  • CAE cởi mở và trực tiếp trong giao tiếp với hội đồng và phát biểu thẳng thắn trong các kỳ họp điều hành.
  • CAE và nhóm kiểm toán nội bộ không được có quyền trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ vận hành của tổ chức để dẫn đến xung đột trong hoạt động kiểm toán nội bộ.
  • CAE phải là một ngời điều tra, khám phá, và ham mê phân tích, có vai trò trong việc đặt câu hỏi, thách thức, và diễn giải. Điều này sẽ cho phép CAE tăng giá trị và cung cấp những đảm bảo độc lập và khách quan và tư vấn mọi cấp độ trong tổ chức.
  • CAE giám sát tổ chức và môi trường xung quanh một cách thường xuyên, và cung cấp các kiểm toán chủ động (proactive) đến sự thay đổi về quản trị rủi ro (ví du, sản phẩm mới và dịch vụ mới, thay đổi trong luật pháp).
  • CAE tích hợp những phát triển mới nhất và ý tưởng mới liên quan đến quản trị (governance), quản lý rủi ro (risk management), và kiểm soát nội bộ (internal controls) vào trong thực hành khi cần thiết.
  • CAE phải tập trung vào chất lượng các hoạt động kiểm toán để đạt được mức chuyên nghiệp cao nhất. Điều này bao gồm việc tuân thủ theo IPPF, cho phép thiết lập 1 chương trình cải tiến được đánh giá bởi bên trong và bên ngoài.
  • CAE thúc đẩy việc giám sát chất lượng liên tục và định kỳ, các chương trình đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài nhằm chỉ ra những thiếu sót về kết quả thông qua các kế hoạch hành động giám sát.
  • CAE tích hợp phản hồi từ hội đồng, khi cần thiết, để cải tiến chất lượng của dịch vụ kiểm toán nội bộ
  • CAE thu thập thường xuyên những phản hồi từ các bên liên quan để cải tiến dịch vụ kiểm toán nội bộ và đảm bảo sự hài lòng của bên liên quan được liên tục đánh giá và đáp ứng.
  • CAE phải có chứng chỉ chuyên gia, ví dụ CIA, duy trì chứng chỉ.
  • Để đánh giá một cách hiệu quả, xem xét các kiểm soát một cách đầy đủ, và nhận diện các cơ hội cải tiến, truyền thông với quản lý cấp vào và hội đồng, CAE phải có kiến thức tốt về các quy trình của tổ chức và cấu trúc được sử dụng để thực hiện các quy trình này. Hơn nữa, môi trường ngày nay nơi ứng dụng nhiều hệ thống IT, CAE cần hiểu về môi trường IT để nhận diện và đánh giá các vấn đề liên quan đến IT.
  • Phạm vi kiểm toán được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu tổ chức và được lập tài liệu trong kế hoạch kiểm toán dài hạn hàng năm.
  • Các kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được phát triển và lập tài liệu sử dụng phương pháp luận trên nền tảng rủi ro (risk-based methodology) để đảm bảo chúng tập trung đúng trọng tâm, thực hiện đúng chu trình, và đúng phạm vi.
  • CAE có sự hiểu biết đầy đủ về kinh doanh và các rủi ro liên quan để đảm bảo nguồn lực được triển khai để duy trì phạm vi rủi ro phù hợp trong năm.
  • CAE yêu cầu hội đồng và quản lý cấp cao cung cấp thông tin đầu vào cho kế hoạch kiểm toán nội bộ.
  • CAE làm việc một cách hiệu quả với kiểm toán độc lập và các bên liên quan khác để đảm bảo bao phủ các rủi ro hiệu quả và đầy đủ.
  • Các kế hoạch được giám sát và điều chỉnh khi môi trường kinh doanh và rủi ro thay đổi, và hội đồng và quản lý cấp cao được thông báo về các điều chỉnh này.
  • CAE phân bổ thời gian vào những dự án đặc biệt và các dịch vụ tư vấn khi được yêu cầu bởi quản lý cấp cao và hội đồng sau khi xem xét các rủi ro liên quan một cách phù hợp.
  • CAE có trách nhiệm đạt được phạm vi kiểm toán nội bộ đã lập kế hoạch.
  • CAE phải truyền thông một cách chuyên nghiệp, chính xác để làm rõ các rủi ro và cơ hội với các bên liên quan, bao gồm hội đồng, quản lý cấp cao, kiểm toán bên ngoài, và cơ quan quản lý.
  • CAE cũng cần thể hiện kỹ năng lắng nghe tốt trong quá trình trao đổi với các bên liên quan khác nhau.
  • CAE cung cấp một quan điểm cân bằng về các chủ đề như quản trị, rủi ro, và các vấn đề về kiểm soát.
  • Khi các vấn đề yêu cầu hành động, CAE làm việc với ban điều hành để thúc đẩy giải pháp hiệu quả và khuyến khích hành động khắc phục phù hợp một cách kịp thời.
  • CAE tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các bên liên quan khác về mục đích phỏng vấn, chia sẻ thông tin, và đảm bảo phối hợp liên tục.
  • Để xây dựng và duy trì một nhóm kiểm toán nội bộ thành công, bao gồm các chuyên gia cùng phối hợp (co-sourcing) từ nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, CAE phải trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả và thể hiện các kỹ năng quản lý chuyên gia. CAE phải có khả năng quản lý con người, trong khi cần bằng các nhu cầu khác nhau về phát triển nghề nghiệp, cuộc sống cá nhân.
  • CAE duy trì các nguồn lực phù hợp để thực hiện trách nhiệm và quản lý tỉ lệ nghỉ việc ở mức độ hợp lý
  • CAE có các nguồn lực cần thiết, sẵn sàng với chuyên môn và kiến thức kinh doanh đầy đủ để thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ.
  • CAE sử dụng chuyên gia từ các phòng ban khác khi cần thiết, như pháp lý, tuân thủ, gian lận, và IT.
  • CAE hỗ trợ nhân sự kiểm toán nội bộ luân chuyển vào và ra ở các vị trí để thúc đẩy nhận biế các kiểm soát quan trọng trong các phương diện của tổ chức.
  • CAE dựa vào và phối hợp với kiểm toán độc lập để tối ưu kết quả và phạm vi kiểm toán ở mức chi phí hợp lý trong khi giảm những chồng chéo.
  • CAE thực hiện đánh giá kết quả nhân viên kiểm toán nội bộ định kỳ.

  •  

Tin tức khác

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *