Vai trò của kế toán quản trị trong việc ra quyết định chiến lược
Vai trò của kế toán quản trị trong việc ra quyết định chiến lược
Kế toán quản trị (KTQT) là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, được xem là vai trò chủ chốt chi phối hoạt động công ty. Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn. Vậy vai trò của kế toán quản trị trong việc ra quyết định chiến lược là gì? Hãy cùng Fmit tìm hiểu trong bài viết này.
Tầm quan trọng của kế toán quản trị
Trong , phần thông tin là vô cần cần thiết để tạo ra hệ thống trí tuệ doanh nghiệp BI (business intelligence) giúp tối ưu hiệu quả ra quyết định trong quản trị. Công ty Gartner nghiên cứu về công nghệ định nghĩa BI như là ‘’các ứng dụng, cơ sở hạ tầng và công cụ, thực hành tốt nhất cho phép truy xuất và phân tích thông tin để cải tiến và tối ưu quyết định và hiệu quả công việc”. Kế toán quản trị phải cung cấp những thông tin kịp thời và tin cậy, đề xuất những cách mà tổ chức có thể tạo được giá trị tốt hơn cho các bên liên quan. Với trách nhiệm này, những báo cáo kế toán quản trị mà nhà kế toán quản trị thiết kế cần đảm bảo mối liên hệ giữa mục tiêu tài chính và dữ liệu nằm trong báo cáo tài chính, ngân sách và dự báo; dữ liệu ngành và báo cáo phân tích cạnh tranh; các báo cáo về tình hình vĩ mô. Kế toán quản trị cũng đòi hỏi thấy được những thứ ẩn đằng sau của thông tin này.
- Phân biệt giữa thông tin có nghĩa và các dữ liệu thông kê bị nhiễu
- Hiểu được sự ảnh hưởng của các phương diện thông tin được cung cấp bởi các bên liên quan trong tổ chức
- Có khả năng sử dụng và nắm bắt được các giới hạn về thông tin bên ngoài
- Có khả năng tiếp cận các thông tin đầy đủ và chất lượng
Kế toán quản trị cần phải có bức tranh về . Chiến lược tổ chức thường bị giới hạn bởi tầm nhìn, sứ mệnh, năng lực cạnh tranh, ngành, và các lực cụ thể tác động đến công ty. Mỗi tổ chức đều có những cơ hội và ràng buộc rất riêng biệt của ngành tác động. Và tương tự, ngành cũng sẽ bị các lực và tác động của những bối cảnh lớn hơn về vĩ mô ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, để có được thông tin đầy đủ, kế toán quản trị phải nhìn bức tranh rộng lớn hơn là chỉ nhìn vào những thông tin chỉ có trong nghiệp vụ kế toán hàng ngày.
Các phương diện kế toán quản trị cần tiếp cận và phân tích thông tin
Khi thu thập thông tin, kế toán quản trị phải tiếp cận ở những tầng sau: kinh tế vĩ mô -> ngành -> tổ chức -> chiến lược -> dữ liệu thực tế.
Mỗi tầng đều có những mức độ không chắc chắn và rủi ro nhất định. Kế toán quản trị phải có khả năng nhận diện và đánh giá chúng. Mỗi tầng khi thu thập thông tin đều có những chỉ số đánh giá. Kế toán quản trị cũng cần nắm các chỉ số đánh giá để có thể hiểu được cơ bản và trọng tâm về từng nội dung ở các tầng. Việc đo lường chỉ đến việc áp dụng các kỹ thuật định lượng và sử dụng các đơn vị tiêu chuẩn (standard units).
Chiến lược: kế toán quản trị cần nắm bắt về chiến lược, tập trung về phương diện tổ chức định nghĩa giá trị như thế nào và kế hoạch để đạt được giá trị đó. Kế toán quản trị cần phải nắm bắt về bản chất của chiến lược, khung để lập kế hoạch chiến lược, đo lường và đánh giá chiến lược, và trong chiến lược.
Trong mỗi tổ chức, nhu cầu giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình quản trị luôn tồn tại. Vì vậy, ra quyết định chiến lược là nhiệm vụ rất quan trọng đối với nhà quản trị. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân tổ chức mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Không có phương án tốt nhất mà chỉ có phương án tối ưu nhất. Các nhà quản trị có thể tham khảo mô hình ra quyết định quản trị để áp dụng vào quá trình ra quyết định quản trị. Một số bài tập ra quyết định quản trị kế toán như: Mô hình ra quyết định hợp lý, mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn, mô hình ra quyết định dựa trên quyền lực.
Tổ chức: kế toán quản trị cần phải nắm được tổ chức, chỉ ra cách thức tương tác giữa các thành phần tạo gái trị trong tổ chức – cấu trúc tổ chức, các bên liên quan, và văn hóa. Văn hóa bao gồm cách thức ra quyết định quản trị, sự khác nhau và cách mà các thành viên tổ chức tương tác với nhau và là môi trường với những hành vi riêng biệt. Kế toán quản trị cần nắm: cấu trúc tổ chức, văn hóa tổ chức, các bên liên quan và đối tác kinh doanh, nguồn của các thông tin, cách thức đánh giá và đo lường, các quy trình hỗ trợ.
Chúng ta biết rằng, kế toán quản trị cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Phạm vi của kế toán quản trị sẽ gồm nhiều nội dung và một trong nội dung chính mà kế toán cần tìm hiểu lựa chọn thông tin thích hợp để đưa ra quyết định.Ví dụ về ra quyết định quản trị doanh nghiệp gồm có 6 phần sau:
- Chấp nhận hoặc từ chối một đơn đặt hàng đặt biệt.
- Ngưng hay vẫn tiếp tục sản xuất một mặt hàng nó đó bị lỗi cá biệt.
- Tự sản xuất hoặc mua một chi tiết sản phẩm/ bao bì đóng gói.
- Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn.
- Có nên mở thêm một địa điểm kinh doanh mới.
- Nên bán ngay hay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất.
Ngành: bao gồm các tính chất có thể ảnh hưởng đến cách mà tổ chức cạnh tranh. Kế toán quản trị cần nắm về thuộc tính ngành, nguồn thông tin của ngành, tiêu chuẩn đối sánh của ngành, và mức độ không chắc chắn và rủi ro trong ngành. Môi trường vĩ mô: tập trung vào nhiều phương diện môi trường bên ngoài của tổ chức và ngành, bao gồm kinh tế, luật pháp, công nghệ,… Kế toán quản trị cần nắm các lực vĩ mô, nguồn thông tin về kinh tế vĩ mô, các chỉ số đo về môi trường vĩ mô, và rà soát môi trường vĩ mô để thấy được các rủi ro.
Một số ví dụ về đo hoạt động của đại lý bán hàng có thể là đo số cuộc gọi của khách hàng, mức độ hiệu quả của nhân viên bán hàng, tỉ suất hoàn vốn. Thước đo (metric) thường phản ánh chất lược hoặc thuộc tính cụ thể và thường có chỉ tiêu (target) cụ thể ví dụ số cuộc gọi cần phải đạt bao nhiêu cuộc mỗi ngày, phần trăm tỉ lệ chốt sale trên tổng số, hoặc chi phí bỏ ra là bao nhiêu cho mỗi tỉ lệ chốt sale (closing a sale) thành công. Các thước đo, khi được phân tích, sẽ thể hiện khuynh hướng và tốc độ của vấn đề.
Đóng góp của kế toán quản trị trong ra quyết định chiến lược
Cải tiến sự rõ ràng và hiểu về các vấn đề tài chính nghiêm trọng, các sự cố và thách thức về chiến lược. Kế toán quản trị phải hiểu về các giả định của tổ chức – mục tiêu dẫn dắt các hoạt động chiến lược – và cách tổ chức đầu tư các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận. Bằng cách phân tích khoảng lệch giữa mục tiêu và kết quả thực hiện, hoặc giữa các đối thủ, kế toán quản trị có thể chỉ ra cho tổ chức các vấn đề về sức khỏe tài chính.
Một số ví dụ về quyết định chiến lược kế toán quản trị minh họa mà bạn có thể tham khảo như: Chủ đề tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp hệ số chưa biết chi phí sản xuất dỡ dang cuối kì?
Nhận ra các giải pháp để giải quyết vấn đề như giảm lợi nhuận hoặc tạo giá mới cho sản phẩm/dịch vụ. Kế toán quản trị áp dụng các kiến thức về tổ chức, ngành, và điều kiện vĩ mô để nhận ra các giải pháp có thể có để giải quyết vấn đề. Ví dụ như: đầu tư đáng kể có thể giúp bộ phận xác định lại thị trường của mình và giới thiệu các sản phẩm mới có thể thống trị lĩnh vực này; bán bộ phận cho một đối thủ cạnh tranh; chuyển nó thành một thực thể độc lập và giữ lại giá trị đầu tư; đóng toàn bộ bộ phận,…
Như vậy, kế toán quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án đó góp phần chọn ra dự án tối ưu.
Ảnh hưởng và nhận thông tin bởi Hội đồng, Ban điều hành và các giám đốc phòng ban khác. FP&A đánh giá và chọn các chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức cũng như năng lực và khả năng của tổ chức, bao gồm điểm mạnh và nguồn lực và khả năng chấp nhận rủi ro của nó. Kế toán quản trị phải trình bày và nhận được sự ủng hộ cho những lựa chọn đó với hội đồng quản trị của tổ chức và ban quản lý.
Dẫn dắt sự thay đổi trong toàn tổ chức: Thay đổi xảy ra trong tổ chức là kế quả của chiến lược dài hạn được hiện thực thông qua kế hoạch vốn, kế hoạch kinh doanh của các bộ phận, sáng kiến chiến lược và chiến lược các bộ phận. Những kế hoạch kinh doanh này bao gồm các chỉ tiêu kết quả và ngân sách hoạt động mà việc phân bổ nguồn lực theo các mục tiêu chiến lược và độ ưu tiên. Thay đổi cũng có thể xảy ra khi tổ chức phải xử lý các rủi ro và cơ hội trong môi trường. Kế toán quản trị có vai trò trong việc: chuyển kế hoạch chiến lược thành kế hoạch hoạt động; phân tích chỉ tiêu kết quả phù hợp; phân tích việc phân bổ nguồn lực như là nguồn chi tiêu vốn dự án; giám sát và xử lý các thay đổi so với giá trị tổ chức.
Xem thêm:
Vai trò hỗ trợ lập ngân sách của kế toán quản trị
Để xây dựng ngân sách và kế hoạch kinh doanh, ban quản lý cần những dự báo về doanh thu và đánh giá rủi ro cũng như cơ hội có thể ảnh hưởng doanh thu. Vai trò của kế toán quản trị cần thiết trong việc thu thập thông tin từ phòng ban và đánh giá sự hợp lý dựa vào lịch sử, quy ước ngành, điều kiện cạnh tranh, điều kiện kinh tế. Kế toán quản trị sau đó có thể đánh giá các kịch bản khách nhau của doanh thu và chi phí sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức như thế nào. Kế toán quản trị phải cung cấp cấp ý kiến về sự hợp lý các các thông tin trên.
Để hỗ trợ cho việc lập ngân sách, kế toán quản trị phải hiểu cấu trúc của tổ chức ảnh hưởng đến quy trình ngân sách. Bao nhiêu ngân sách cần có? Mức phê duyệt nào cho mỗi ngân sách? Ai ảnh hưởng các quyết định? Các ngân sách của các bộ phận liên hệ với nhau thế nào? Trong nhiều tổ chức, quá trình lập ngân sách là cả từ trên xuống (top-down) và từ dưới lên (bottom-up). Quản lý cấp cao tạo ra mục tiêu chung dựa trên mục tiêu ngân sách. Các bộ phận ước tính doanh thu và nguồn lực cần thiết để tạo ra kết quả cụ thể – bán hàng, số đơn vị giao nhận, nhân công, công tác quản trị,…
Kế toán quản trị cần hỗ trợ để đảm bảo các phương pháp trên cuối cùng là nhất quán: với ngân sách hợp lý để tạo ra doanh thu dự báo và mục tiêu quản lý tài chính. Trong quy trình dự báo, kế toán quản trị cũng cần sử dụng thông tin lịch sử, nhân tố ảnh hưởng đến ngân sách, rủi ro tác động để điều chỉnh các ngân sách một cách phù hợp.